FOR THE SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MEKONG 

Trang chủ » DỰ ÁN ĐỌC SÁCH CÙNG XÍCH LÔ » CÂU CHUYỆN HỘP TƯƠNG

CÂU CHUYỆN HỘP TƯƠNG

Nhớ hồi nhỏ thường nghe đố nhau: Đại phong” là gì? Câu trả lời ai bày ra thiệt là hay: Đại phong” là “gió ln”, mà “gió ln” thì “sp chùa”, còn “sp chùa” thì “tượng lo”, và “tượng lo” chính là “ltương”. Có mấy từ vần điệu nêu trên chắc là do ở xứ mình tương là món phổ biến khắp các vùng miền, từ ngày xửa ngày xưa cho đến tận hôm nay. Miền Bắc thì có “tương bn”. Loanh quanh đường vô xứ Nghệ thì có “Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”. Miền Nam thì nơi nào mà hổng có tương? Thế mới có câu ca dao: “Anh đi, Anh nhquê nhà, nhcanh rau mung, nhcà dm tương”.

Mà tương đâu chỉ có những người sống trên mảnh đất hình chữ S làm và ăn đâu. Hình như nhiều nước châu Á cũng ăn tương, nhưng mỗi cách làm mỗi khác, mỗi hương vị mỗi khác. Hôm rồi đi nghiên cứu cách làm nông nghiệp ở một nước Đông Bắc Á, bữa ăn nào cũng đều được thưởng thức món tương truyền thống của họ. Nguyên liệu chính làm tương cũng từ đậu nành như mình nhưng chắc là cách ủ và cách gia giảm thêm gia vị gì đó thì khác khác. Nhưng câu chuyện muốn nói ở đây là từ món ăn bình dân truyền thống của dân tộc, họ đã công nghiệp hoá và thương mại hoá để tối ưu hoá tiện ích cho người tiêu dùng. Tương của họ được bày bán trong tất cả hệ thống phân phối lớn, theo chân người xứ họ đi bốn phương trời và tự hào giới thiệu với cả thế giới về một nét văn hoá ẩm thực đặc trưng. Tương được đựng trong những hộp bao bì chắc chắn, thiết kế nhãn hiệu rất bắt mắt và thuận lợi cho việc sử dụng, bảo quản. Hạn sử dụng dài ngày, xuất xứ sản phẩm rõ ràng, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đàng hoàng.

Vậy đó, câu chuyện ở đây là người ta biết chăm chút và đầu tư để những sản phẩm tưởng chừng bình thường thành giá trị gia tăng cao. Mà không chỉ tương mà còn cả món dưa kim chi, cũng thuộc loại “quc hn quc tuý của họ được cả thế giới ưa thích nhờ cách làm và nghệ thuật quảng bá – bữa ăn nào các món ăn truyền thống, nào là “kim chi”, nào là “tương” các loại cũng xuất hiện trên mâm như món “nm bàn”! Và, còn biết bao là những sản phẩm chế biến từ các loại nông sản, thậm chí là cây hoang mọc dại đâu đó. Nào là, nước ép hoa quả vô chai, nào cắt lát đóng hộp. Nào rang, nào sấy. Nào làm ra sữa, pha thành si-rô. Nào là, muối dưa ngâm tẩm các loại hương vị tạo ra những sản phẩm không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp cho từng lứa tuổi.

Nhìn những sản phẩm chế biến từ những sản phẩm hàng ngày trong bếp, từ những nông sản bình thường, mới thấy khả năng sáng tạo của con người. Để làm được như vậy, điều đầu tiên là phải nhận ra rằng, chỉ làm ra càng nhiều những sản phẩm mà người ta gọi là “có giá trgia tăng cao” thì mới làm giàu. Quả chuối rất đổi bình thường mà họ còn làm ra sữa, ra kem, rồi trộn lẫn những loại hoa quả khác để có mùi thơm của sầu riêng, của ca cao, của dâu tây. Trái xoài cũng vậy, cũng đóng hộp, cũng nước ép, nào sấy khô sấy dẻo, rồi còn làm ra xà bông nữa chứ. Củ khoai lang họ nướng kiểu nào đó rồi đóng gói, trông vừa bình dị, vừa bắt mắt, mà giá cũng không bình dân chút nào. Thế mới đáng suy nghĩ, đáng học hỏi!

Trong khi đó, chúng ta tự đánh giá điểm yếu của nền nông nghiệp của xứ mình là chỉ sản xuất rồi xuất khẩu nông sản thô. Biết vậy nhưng sao vẫn chưa khắc phục được? Hay cần thay đổi tư duy từ một nền sản xuất lấy sản lượng làm mục tiêu, sang một nền kinh tế lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu. Khi chưa định hình rõ thì sẽ thiếu một hệ thống chính sách và kế hoạch hành động cụ thể, chứ không chỉ dừng lại những từ ngữ như là “khuyến khích”, như là “htr“.

Nông nghiệp xứ mình cũng bốn mùa hoa trái và cũng đâu thiếu gì những sản phẩm truyền thống từ các làng nghề. Nhưng hình như mình ăn rồi tự khen với nhau là “ngon”, là độc đáo”, là “có mt không hai”, mà chưa biết làm sao để phát huy những giá trị hữu hình và cả vô hình trong từng sản phẩm. Hay tầm nhìn của người mình ngắn hạn, mà không nhận thấy cần phải đầu tư thật bài bản để có thể làm giàu hơn nữa bằng chính những nông sản mình làm ra, những sản phẩm mình sản xuất được.

Từ cái hộp tương nhỏ mà suy nghĩ đến những điều lớn lao hơn để làm sao người xứ mình thay đổi, có nhiều sáng tạo để làm giàu hơn là cố hữu với tư duy “bán nông sn thô. Có thể một nhà không làm được vì sản lượng không đủ lớn, thì nhiều nhà hợp tác lại để làm, rồi liên kết với doanh nghiệp để làm. Cái gì vốn ít thì tự lo, cần vốn liếng nhiều hơn để trang bị thiết bị máy móc thì lập kế hoạch để được chính quyền hỗ trợ. Muốn có công nghệ thì tìm đến các chuyên gia, nhà khoa học từ các viện trường. Muốn làm bao bì sao cho bắt mắt, bán sao cho được nhiều hàng thì đi học. Muốn quảng bá sản phẩm thì đã có các cơ quan xúc tiến thương mại của Tỉnh, của huyện xúm lại giúp. Xứ người ta có câu nổi tiếng: “Mun làm thì sẽ được – Nht định slàm được!”. Đừng tự ái, tự ti, cái gì hay và hiệu quả mình nên học và làm theo!

Tái cơ cấu nông nghiệp đôi khi chỉ là những chuyên nhỏ như cái hộp tương. Vậy thôi!

                                                                                                                                                                         Xích Lô

                        (Ngày 12/9/2017)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Scroll to Top

Liên hệ qua các kênh tư vấn

Gửi nội dung tư vấn