FOR THE SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MEKONG 

Trang chủ » TIN TỨC » THƯƠNG NHỚ TẾT ĐOAN NGỌ MIỀN TÂY

THƯƠNG NHỚ TẾT ĐOAN NGỌ MIỀN TÂY

Tục đón tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc gắn với tục ném bánh ú xuống sông Mịch La để tưởng nhớ nhà thơ Khuất Nguyên, một vị trung thần nước Sở (thời Chiến Quốc) đã can vua không nên nghe lời xu nịnh của gian thần nhưng không thành nên ông đã gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn đúng vào mùng 5 tháng 5 (âm lịch).


Tuy nhiên, khi sang Việt Nam, tết Đoan Ngọ đã trở thành cái tết giữa năm của cộng đồng người Việt với tục cúng Thần Nông. Sau phần lễ tục với các thức cúng như bánh ú, xôi, chè, bánh xèo…, bà con còn tổ chức vui chơi, giao lưu sau những ngày lao động vất vả.

Do vậy, nhiều địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã khai thác tết Đoan Ngọ vào phục vụ phát triển du lịch sinh thái gắn với nhiều hoạt động, hội thi mang tính cộng đồng cao. Đơn cử như: Lễ hội trái cây, trưng bày mâm ngũ quả xếp hình tứ linh và thi đấu xảo các sản phẩm độc, lạ từ sản xuất nông nghiệp ngay trong dịp tết Đoan Ngọ ở huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Sở dĩ tết Đoan Ngọ được xem là một trong những cái tết quan trọng vì chứa đựng nhiều giá trị văn hóa. Đối với người nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa phồn thực và tạ ơn Thần Nông. Bởi theo tín ngưỡng dân gian, Thần Nông không chỉ mang lại mùa màng tốt tươi mà còn là một thầy thuốc trị bệnh giúp con người.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Scroll to Top

Liên hệ qua các kênh tư vấn

Gửi nội dung tư vấn